Monday, March 11, 2013











Bay Vien Binh Xuyen 
(Click for Story)

By Vin (1904-1970) là tên ca mt tướng cướp lng danh trước năm 1945, v sau tham gia t chc lc lượng vũ trang chng Pháp, sau ly khai tr v hp tác vi chính quyn Bo Đi. By Vin cũng là th lĩnh ca lc lượng Bình Xuyên chng đi và b Ngô Đình Dim dp tan vào năm 1955.

Tung hoành ngang dọc

Bảy Viễn tên thật là Lê Văn Viễn, sinh năm Giáp Thìn (1904) tại Phong Đước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh). Cha là Lê Văn Dậu, người Hoa gốc Triều Châu.

Năm 1921, Bảy Viễn vào tù lần đầu với bản án 20 ngày tù giam khi mới 17 tuổi do phạm tội trộm xe đạp.

Năm 1927, Bảy Viễn phạm tội hành hung người khác và bị phạt giam 2 tháng tù.

Năm 1936, Bảy Viễn bị chính quyền Nam Kỳ tuyên án 12 năm khổ sai đày đi Côn Đảo do tội cướp có vũ trang (súng). Tuy nhiên, đến năm 1940, Bảy Viễn vượt ngục thành công về đất liền sau 4 lần thất bại.

Năm 1942, Bảy Viễn bị bắt trong vụ tổ chức cướp xưởng mộc Bình Triệu. Tòa án tuyên phạt 12 năm khổ sai cộng thêm 8 năm còn thiếu trước đây là 20 năm.

Tham gia kháng chiến

Năm 1945 tham gia kháng chiến chống Pháp và trở thành Chi đội trưởng Chi đội 9 thuộc Liên khu Bình Xuyên, do Ba Dương (tức Dương Văn Dương) làm Tổng chỉ huy. Đơn vị của Bảy Viễn tuy tuân thủ chỉ thị quân sự của cấp trên nhưng luôn từ chối tiếp nhận những chính trị viên do cấp trên cử xuống.[1]

Ngày 20 tháng 2 năm 1946 Ba Dương hy sinh trong một trận chống càn của PhápBến Tre khi chỉ huy một bộ phận quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sác về cứu nguy cho mặt trận An Hóa - Giao Hòa. Sau khi Ba Dương hy sinh, Bảy Viễn vận động để nắm chức Tư lệnh Bình Xuyên nhưng một số cán bộ chỉ huy trưởng các chi đội Bình Xuyên đã không tán thành.

Ngày 12 tháng 4 năm 1946, Nguyễn Bình, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nam bộ ký quyết định phong cho Năm Hà (tức Dương Văn Hà em cùng cha khác mẹ với Dương Văn Dương) làm Tư lệnh lực lượng Bình Xuyên thay cho Ba Dương.

Tháng 5 năm 1946 Nguyễn Bình ký quyết định phong cho Bảy Viễn làm Khu Bộ phó chiến khu 7 với ý định tách Bảy Viễn ra khỏi vị trí trực tiếp chỉ huy lực lượng Bình Xuyên và để Bảy Viễn không bất mãn bỏ kháng chiến về với Pháp.

Tháng 12 năm 1947, Trung tá Savani (Phòng Nhì Pháp) cho người bí mật tiếp xúc với Bảy Viễn để chuẩn bị lập Chiến khu Quốc gia Rừng Sác.

Cuối tháng 5 năm 1948 Bảy Viễn mang hai đại đội võ trang mạnh, thân tín nhất, có cả trung liên và đại liên, từ Rừng Sác, vượt sông Soài Rạp, băng qua lộ 4, xuôi theo dòng kênh Dương Văn Dương (Lagrange) đến căn cứ địa của Nam Bộ, tại làng Nhơn Hòa Lập để họp và nhận chức Khu bộ trưởng Chiến khu 7.

Tại cuộc họp Trung Tướng Nguyễn Bình quyết định giải tán các đơn vị thuộc Bình Xuyên, phiên chế thành các Trung đoàn Vệ Quốc Đoàn để phá tan âm mưu chia rẽ các lực lượng Quốc gia và Việt Minh của Phòng nhì Pháp. Bảy Viễn phản đối quyết liệt đồng thời tố cáo Nguyễn Bình muốn thiết lập chế độ đảng trị và củng cố uy quyền cá nhân nên đã sát hại Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ và hai lần ám sát Bảy Viễn nhưng bất thành.[1]

Về thành

Rạng sáng ngày 27 tháng 5 năm 1948, Bảy Viễn đã âm thầm rút quân Bình Xuyên rời chiến khu Đồng Tháp đến Đông Thành nơi Chi đội 4 của Mười Trí (bạn thân Bảy Viễn) đóng quân và cho bạn biết ý định về hợp tác với Pháp. Mười Trí khuyên Bảy Viễn ở lại không được[2] nên âm thầm phân tán lực lượng võ trang của Bảy Viễn. Khi rút về tới xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, Bảy Viễn chỉ còn có hai trung đội.
Sau khi về hợp tác với Pháp, Bảy Viễn được Tướng De la Tour gắn lon Đại tá.
Năm 1952, Bảo Đại phong cho Bảy Viễn cấp bậc Thiếu tướng 2 sao (Général de Brigade) và bổ nhiệm vào chức vụ Đô trưởng Cảnh sát Công an Sài Gòn – Chợ Lớn[3].
Bằng thế lực của mình, Bảy Viễn thâu tóm các sòng bài Đại Thế Giới (Casino Grand Monde), Kim Chung (Casino Cloche d’Or) đồng thời làm ngơ cho khu mại dâm Bình Khang hoạt động công khai.[3]

Bị trấn áp và lưu vong

Năm 1955, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm quyết định đóng cửa các sòng bài do Bình Xuyên điều hành, giải tán khu mại dâm Bình Khang đồng thời cho quân đội tấn công quân Bình Xuyên và các giáo phái. Bảy Viễn lưu vong sang Pháp.
Năm 1970 Bảy Viễn qua đời tại Paris.


No comments:

Post a Comment